Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong. Nếu chỉ tính những người sống sót cũng chỉ có 30% có thể quay trở lại công việc. Điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Dưới đây là những thói quen khiến đột quỵ đang trẻ hoá.
Rượu bia và thuốc lá – kẻ thù của sức khoẻ
Uống nhiều rượu bia là chất xúc tác gây ra bệnh đột quỵ não ở người trẻ. Chất cồn trong rượu bia là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ khi các phân tử hơi rượu đi vào máu, làm giảm khả năng mang dưỡng chất và oxy tới các tế bào. Vì thế, một trong những cách ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả là hạn chế uống rượu bia càng ít càng tốt bạn nhé. Theo khuyến nghị, nghiên cứu bởi Bộ Y tế Vương Quốc Anh, một người trưởng thành chỉ nên uống 14 đơn vị cồn/ tuần. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua bài báo dưới đây.
- Tìm hiểu ngay Uống rượu bia bao nhiêu là đủ?
Kế đến, thuốc lá! Trong 1 điếu thuốc lá chứa đến 7000 chất hoá học không tốt cho sức khoẻ. Trong đó đặc biệt là khí CO (carbon monoxide), tranh chấp vị trí của khí oxy tại hồng cầu, làm tăng kích cỡ hồng cầu, đặc máu, tăng huyết áp và xuất hiện những cục máu đông. Phải mất đến 15 năm bỏ thuốc, nguy cơ đột quỵ, đau tim mới giảm về bằng với người chưa bao giờ hút thuốc, vậy nên tốt nhất bạn đừng hút thuóc, hoặc bỏ thuốc ngay
Chế độ ăn không tốt, lười vận động, béo phì – không chỉ đột quỵ mà còn vô số bệnh khác
- Đừng chủ quan với cơn thiếu máu não thoáng qua – dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
- Cẩn thận những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ sau 1 tuần
- Hiện tượng bị choáng khi đứng dậy là bệnh gì?
Hình ảnh đang dần phổ biến tại các công ty hiện nay là một người, đang có dấu hiệu thừa cân, ngồi trước vi tính hàng giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu bạn thấy mình trong hình ảnh đó thì bạn cần đứng dậy ngay nếu bạn không muốn đột quỵ. Ngồi lâu một chỗ khiến máu dồn liên tục xuống 2 chân. Khi đứng dậy, thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh đưa máu về tim, nhưng trường hợp không kịp điều chỉnh sẽ dẫn đến hạ huyết áp tư thế, xảy ra đột quỵ.. Thể dục có tác dụng rất lớn trong việc giải độc cơ thể, đánh tan mỡ thừa, giảm mỡ máu và ổn định cân nặng nên cũng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đột quỵ.
Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt nhiều đường… khiến mỡ máu tăng cao và bám vào thành mạch máu nên dễ gây tắc nghẽn.
Tổng hợp của ăn uống không khoa học và lười vận động là béo phì, đi kèm theo đó là một loạt bệnh bạn có thể mắc phải như gan nhiễm mỡ, mỡ máu, đặc biệt là tiểu đường, căn bệnh có biến chứng đột quỵ nguy hiểm nhất.
Căng thẳng, thiếu ngủ cũng sẽ có thể khiến bạn đột quỵ
Cơ thể con người không được tạo ra để chịu áp lực lớn. Đến mọt giới hạn nào đó, cơ thể sẽ phản ứng lại, nguy hiểm nhất là đột quỵ. Làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, huyết áp tăng, cơ tim co bóp mạnh. Từ đó, dòng máu chảy về não tăng đột ngột có thể dẫn đến xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.
Bên cạnh đó, não bộ cần được phục hồi nhờ những giấc ngủ đủ và chất lượng. Nếu bạn thức khuya thường xuyên và ngủ không đủ giấc sẽ khiến não không được phục hồi đầy đủ, máu về não cũng ít hơn, lâu dần gây thiếu máu não và nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao. Nguyên nhân khiến những người ngủ quá ít có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ là do sự thay đổi nồng độ cortisol cao hơn ở người ngủ ít. Nồng độ hormone này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót bảo vệ mạch máu và cảnh báo một đợt tai biến dẫn tới đột quỵ
Không có sức khoẻ, tài sản bạn làm ra chỉ là di sản mà thôi. Hãy chăm sóc sức khoẻ của bản thân để có một cuộc sống chất lượng hơn.
Chúc bạn luôn có 1 sức khoẻ tốt!Người trẻ nếu tiếp tục những thói quen này, cẩn thận có ngày mất mạng vì đột quỵ
Theo Hoàng Lân
Sức khoẻ hàng ngày