Căng thẳng thuế quan giữa Mỹ-Ấn Độ và Mỹ-Trung Quốc đã giúp cho nhân điều Việt Nam được tiêu thụ tốt hơn ở cả thị trường Trung Quốc và Ấn Độ do các loại hạt khác từ Mỹ giảm.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều ước đạt 287 nghìn tấn, tương đương giá trị 2,1 tỷ USD, tăng 18,8% về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm thị phần lần lượt là 32,7%, 15% và 9,6% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.
Trong 7 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là: Bỉ tăng 38,9%; Trung Quốc tăng 31,1%; Đức tăng 22,1%…
Đáng chú ý, dù gia tăng xuất khẩu về sản lượng, song giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm lại chỉ đạt 7.468 USD/tấn, giảm tới 21,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định: Căng thẳng thuế quan giữa Mỹ-Ấn Độ và Mỹ-Trung Quốc đã giúp cho nhân điều Việt Nam được tiêu thụ tốt hơn ở cả thị trường Trung Quốc và Ấn Độ do các loại hạt khác từ Mỹ giảm.
Vừa qua, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh ngừng nhập khẩu nông sản của Mỹ vào Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc tăng mua nhân điều từ Việt Nam trong những tháng tới để bù đắp cho các loại hạt khác nhập từ Mỹ. Tuy nhiên, việc đồng nhân dân tệ mất giá cũng khiến giá điều nhập khẩu vào thị trường này cao hơn tương đối so với trước đây.
Giá điều nhân và điều thô trong thời gian tới được đánh giá sẽ ổn định và có xu hướng tăng, song khả năng giá tăng đột biến rất khó xảy ra. “Bởi vậy, các doanh nghiệp chế biến không nên ký hợp đồng bán nhân khi chưa mua được điều thô vì giá nhân có thể sẽ tăng trong những tháng cuối năm”, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo.Giá hạt điều xuất khẩu giảm hơn 20% trong nửa đầu tháng 8/2019
Theo Thanh Nguyễn
Hải quan