Báo cáo mới nhất của Decision Lab cho thấy lượng khách đến các nhà hàng Tây đã giảm 61% trong bốn quý, tính tới quý 3 năm 2018, và toàn bộ phân khúc thị trường thức ăn nhanh giảm 17%. Trong khi đó, ẩm thực Nhật Bản tăng mạnh lượng khách nhất, lên tới 49%.
Báo cáo mới nhất của Decision Lab cho thấy lượng khách đến các nhà hàng Tây đã giảm 61% trong 4 quý, tính tới quý III năm 2018, và toàn bộ phân khúc thị trường thức ăn nhanh giảm 17%. Trong khi đó, ẩm thực Nhật Bản tăng mạnh lượng khách, lên tới 49%.
Người Việt cũng chi tiêu trung bình cho ẩm thực Nhật ở mức cao nhất, lên tới 280 nghìn VND một người, cao hơn hẳn so với các món Ý, món Tây, món Hàn và các món châu Á khác.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO) cho biết, trước đây các nhà hàng Nhật thường do người Nhật sống tại Việt Nam mở với quy mô tư nhân. Bên cạnh đó là hệ thống nhà hàng Nhật do các doanh nhân người Việt mua nhượng quyền hoặc tự mở kinh doanh.
Theo JETRO, sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và sự yêu thích ẩm thực và văn hóa Nhật đang là động lực cho sự tăng trưởng đáng kể của các nhà hàng Nhật. Tuy nhiên, phần tăng trưởng thường dành cho mô hình liên doanh và các chuỗi nhà hàng nhượng quyền hơn là các nhà hàng cao cấp hay truyền thống của người Nhật.
Sự phát triển các nhà hàng Nhật kéo dịch vụ cung ứng nguyên liệu tăng trưởng theo. Theo Tổng cục Hải quan, Nhật Bản đứng thứ 5 trong số các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản cho Việt Nam.
Trong nửa đầu năm 2019, nhập khẩu thủy hải sản Nhật của Việt Nam tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Các loại cá để làm sushi như cá hồi, cá ngừ, cá trích tràn vào Việt Nam. Tại các chuỗi siêu thị Việt Nam đã có bán sản phẩm cá nục hoa nguyên con, cá Sanma được siêu thị nhập khẩu từ Nhật Bản.
Theo Hiệp hội Dịch vụ ăn uống Nhật, trong gần 2 thập kỷ qua, lợi nhuận nội địa của ngành tại nước Nhật chỉ nhích lên chút ít trong 2 năm 2006 và 2007. Do đó, nhiều công ty kinh doanh nhà hàng kỳ vọng vào thị trường các nước Đông Nam Á. Sức hút của thị trường mới nổi như Việt Nam vẫn là động lực lớn để các chuỗi nhà hàng Nhật tìm đến.
Trong một cuộc khảo sát của các nhà điều hành nhà hàng Nhật Bản do Nikkei thực hiện vào tháng 3 và tháng 4, hơn một nửa các công ty cho biết họ đang nhắm mục tiêu đến Việt Nam.
Cũng theo Nikkei, mới đây, chuỗi nhà hàng cơm thịt bò Nhật Bản Sukiya Co. thông báo sẽ khai trương nhà hàng thứ 15 ở Việt Nam vào cuối tháng 10/2019. Cửa hàng Sukiya mới sẽ được mở tại Midori Park Square, một trung tâm thương mại được xây dựng liền kề với một khu chung cư cao cấp tại Bình Dương.
Một thỏa thuận về dự án xây dựng Sukiya đã được ký kết ngày 17/9 giữa Becamex Tokyu Co., công ty sở hữu và vận hành Midori Park Square và Zensho Vietnam Co., công ty con của nhà cung cấp dịch vụ ăn uống lớn của Nhật Bản Zensho Holdings Co. Nhà hàng Sukiya mới sẽ phục vụ cà ri và cơm, và mì ramen và cơm thịt bò.
Zensho Vietnam đã mở nhà hàng Sukiya đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016 và kể từ đó đã mở rộng chuỗi cửa hàng chủ yếu tại các trung tâm mua sắm ở Thành phố Hồ Chí Minh.Chuyện “đổi riêng tư lấy thuận tiện” và cái khó của Huawei, Alibaba, Tencent,… trong việc bước chân vào hàng ngũ “quyền lực” của giới công nghệ
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp