Khi làm việc, nên làm những việc quan trọng, những việc lớn, việc khó khăn trước. Bởi vì những loại chuyện này thường sẽ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và khó khăn, mà như vậy dễ khiến tâm lí chúng ta tự nảy sinh ra cảm giác muốn trốn tránh.
Khi tôi đi đón con ở trường, gặp được một vị phụ huynh, cô ấy là mẹ của bạn con tôi. Nhìn thấy tôi, cô ấy liền phàn nàn:
“Cô giáo cho bài tập về nhà nhiều quá, con tôi làm mãi không xong, đến tận 11 giờ đêm còn ngồi làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi bị trễ, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe bọn nhỏ lắm…”
Tôi nghe vậy rất ngạc nhiên, bởi vì con gái tôi chỉ cần hơn một tiếng đồng hồ mỗi ngày đã có thể làm hết bài tập về nhà. Thời gian rảnh còn lại, con bé dùng để xem trước bài, đọc thêm sách… Thế nên, tôi cảm thấy lượng bài tập giáo viên cho bọn trẻ là không đến nỗi quá nhiều.
Tôi hỏi vị phụ huynh kia: “Con chị vừa về nhà đã bắt đầu làm bài tập rồi sao?”
Vị phụ huynh kia nghe xong liền thở dài:
“Làm gì mà ngoan đến thế! Nó vừa về nhà đã than mệt, muốn chơi một lát, chơi khoảng một tiếng thì đi ăn cơm tối. Sau đó, tôi bảo con bé đi làm bài, làm được một chút lại thấy nó đứng dậy đi ra xem phim một lát mới chạy vào làm tiếp. Hỏi thì nó bảo đi thư giãn một chút. Tôi thấy con bé chỉ chạy ra có 5 phút nên cũng không trách…”
Hèn chi mà bài tập làm đến đêm vẫn không xong, là do con bé không biết cách quản lý thời gian, lại còn hay kiếm cớ để trì hoãn việc làm bài.
Trong cuộc sống, có rất nhiều đứa trẻ như vậy. Dù là làm việc gì đi nữa, chỉ cần là việc bọn trẻ không thích, chúng nhất định sẽ lề mề, chần chừ, tìm cách kéo dài thời gian.
Nếu có cha mẹ bên cạnh nhắc nhở, chúng còn siêng làm được một lát. Còn không có người trông coi, chúng liền dành thời gian để chơi game, xem TV.
Đối với những đứa trẻ không biết cách trân trọng thời gian như thế, thời gian đầu cha mẹ thường phàn nàn, răn đe. Nhưng qua một thời gian dài, họ càng mệt mỏi mà không thu được kết quả gì tốt hơn.
Vậy có cách nào để thay đổi tình huống này hay không?
1. Quy luật “Ăn con ếch đó”
Tác giả của quy luật “Ăn con ếch đó” là bậc thầy quản lý thời gian nổi tiếng thế giới, là diễn giả người Mĩ – Brian Tracy. Ông đã dành hơn 20 năm để nghiên cứu ra cách quản lý thời gian và viết ra cuốn sách “Ăn con ếch đó.”
Quy tắc cốt lõi trong “Ăn con ếch đó” chính là:
Bạn phải tìm ra việc quan trọng nhất trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm, cả đời của bạn. Nó chính là “con ếch” mà bạn phải ăn.
Nếu bạn bị bắt buộc phải ăn một con ếch, dù không muốn đi nữa, cũng đừng nên nhìn chằm chằm vào nó mãi. Bởi nhìn càng lâu, chỉ càng tốn thêm thời gian của bạn. Đến cuối cùng, bạn vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ, đó là ăn con ếch đó.
Nếu nhất định phải ăn một con, hãy nhớ ăn con to nhất, xấu nhất trước.
Có lẽ bạn đang cảm thấy quy tắc này thật kì lạ. Nhưng trên thực tế, Brian Tracy muốn thông qua những từ ngữ hài hước đó để nói với chúng ta rằng:
Khi làm việc, nên làm những chuyện quan trọng, những chuyện lớn, chuyện khó khăn trước.
Bởi vì những loại chuyện này thường sẽ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và khó khăn, mà như vậy dễ khiến tâm lí chúng ta tự nảy sinh ra cảm giác muốn trốn tránh.
Nhưng nếu bạn càng như vậy, bạn chỉ càng sợ hãi và đứng nguyên tại chỗ. Bạn đứng nhìn thời gian trôi qua mà chưa làm được bất cứ việc gì.
Thế nên, Brian Tracy mới đề nghị bạn nên dũng cảm ăn “con ếch” đáng ghét nhất trước. Như vậy, những vấn đề phía sau có thể được giải quyết dễ dàng hơn.
Quy tắc này thật ra rất đơn giản, nó giúp người lớn và trẻ em học được cách quản lý thời gian tốt hơn.
2. Chỉ bọn trẻ áp dụng quy luật vào đời sống
Tối qua, tôi tình cờ gặp cháu tôi ở một tiệm sách gần công ty. Thằng bé đang học năm hai đại học, vừa gặp tôi, thằng bé đã vội chạy đến hỏi:
“Chú ơi chú, hiện tại cả đống việc đang ập lên đầu cháu. Nếu là chú, chú sẽ làm việc nào trước đây, chỉ cháu đi…”
Tôi mỉm cười đáp: “Cháu đã quên quy tắc “Ăn con ếch đó” chú dạy cháu rồi sao? Cháu nên tìm ra việc nào bản thân cảm thấy khó nhất, quan trọng nhất làm trước, những việc còn lại sẽ dễ dàng hơn thôi.”
Thằng bé nói:
“Nhưng mà ngày mai cháu có bài kiểm tra rất quan trọng, lại còn phải làm bài tập về nhà. À, còn nữa, cháu còn phải làm báo cáo mai nộp cô, còn phải ôn bài để mai thuyết trình. Tuần sau, cháu và vài bạn cùng lớp còn phải đi biểu diễn văn nghệ. Cuối tháng, cả lớp còn đi từ thiện… Chú nói xem, việc nào là khó nhất?”
Tôi hỏi: “Thế cháu cảm thấy việc nào nếu không làm sẽ gây kết quả xấu nhất, khiến cháu sợ hãi nhất? Việc gì cháu nghĩ là có độ khó cao nhất?”
“Cháu biết rồi ạ, là bài kiểm tra ngày mai, cháu rất sợ phải học lại môn. Nếu rớt thật, không chỉ tốn thời gian, tiền bạc, còn bị mẹ cháu mắng cho một trận.”
Tôi nghe vậy liền cười gật đầu:
“Vậy cháu lo ôn bài trước, những việc còn lại sắp xếp theo thứ tự mà làm.”
3. Các bước cụ thể
Bước 1: Hướng dẫn con bạn cách lập thời gian biểu cụ thể:
Liệt kê những điều cần làm theo thứ tự: quan trọng trước, không quan trọng sau.
Ví dụ: làm bài tập về nhà, ôn bài kiểm tra… là việc quan trọng. Còn xem phim, đọc truyện, chơi game để sau.
Bước 2: Yêu cầu trẻ tìm ra “con ếch” quan trọng nhất
Khi đã có thời gian biểu, hãy yêu cầu trẻ chăm chỉ, tập trung 100% vào việc giải quyết vấn đề đầu tiên.
Bước 3: Khuyến khích trẻ “dám” đối mặt với con ếch to nhất, xấu nhất
Mặc dù đứa trẻ rất ghét đối mặt với vấn đề đó (chẳng hạn như làm toán), nhưng đây là việc không thể tránh. Thế nên, hãy dạy con đừng trì hoãn, mà dũng cảm đối mặt, giải quyết nó trước.
Bước 4: Nhắc nhở con sử dụng thời gian hiệu quả
Dù là bạn đã ăn “con ếch xấu nhất” đầu tiên đi nữa, cũng phải nhớ phân bố thời gian cho hợp lí. Đừng lãng phí quá nhiều thời gian vào việc đầu tiên, bởi vì còn rất nhiều nhiệm vụ khác đang chờ bạn đến làm.Đốt tiền như rác, tăng trưởng bằng mọi giá từng là sức hấp dẫn, là bí quyết thành công nhưng giờ đã trở thành thứ sẽ nhấn chìm SoftBank và Masayoshi Son!
Theo Thiên Tuyết
Trí thức trẻ