Cuộc” sẽ diễn ra trong chiều 5/3 tại Hạ Long (Quảng Ninh), với sự tham gia của các đại diện hiệp hội, các chuyên gia kinh tế, tài chính uy tín cùng các doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu trong nhiều lĩnh vực.
Dấu ấn “đại bàng nội”
Bàn về việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, “khái niệm “làm tổ cho đại bàng” cần được sửa thêm là “làm tổ cho cả đại bàng Việt Nam”, chứ không phải chỉ làm tổ để đón đại bàng nước ngoài”. Lý giải điều này, ông Thiên cho hay, nếu FDI chỉ chiếm chừng 20-22% GDP, mà chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu là có chuyện.
“Có nghĩa doanh nghiệp FDI được hưởng hầu hết lợi ích thương mại do nỗ lực hội nhập của ta mang lại. Tồn tại khiếm khuyết rất lớn về quan điểm nội lực và ngoại lực. Cho nên, cách tiếp cận về phát triển doanh nghiệp Việt Nam phải sửa lại”, ông Thiên nói và cho rằng cần dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Doanh nghiệp tư nhân phải là doanh nghiệp Việt và nếu tới đây chúng ta làm đúng tinh thần của Đảng, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thì nền kinh tế còn tăng trưởng cao hơn nữa, ông nhận định.
TS Nguyễn Thị Luyến, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, câu chuyện kiến tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng giữa các khối doanh nghiệp vẫn luôn là vấn đề nóng khi bàn về những thiệt thòi của khối tư nhân, đặc biệt trong việc tiếp cận những nguồn lực quan trọng như lao động, thị trường, quyền kinh doanh, thông tin…
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, sự chênh lệch về nhiều mặt giữa khu vực kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước và FDI có nguyên nhân gốc rễ là môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chưa thực sự được tạo lập. Tình trạng “không chịu lớn” và không muốn chính thức hóa hoạt động kinh doanh của số đông doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa phản ánh niềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh ở khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.
“Nhà nước cần thực hiện đầy đủ, thực chất chính sách về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặt khu vực này vào sân chơi bằng phẳng với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Những ưu đãi tràn lan, quá mức, thiếu chính đáng, thiếu công bằng dành cho FDI và doanh nghiệp thân hữu phải được xóa bỏ”, bà Lan cho hay.
Kiến tạo để “xây tổ”
Năm 2021, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 10 năm, Kế hoạch 5 năm tới với những mục tiêu phát triển đã được bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng, được Đại hội Đảng thông qua, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Hơn bao giờ hết, câu chuyện kiến tạo môi trường, thể chế để “dọn tổ cho đại bàng Việt” càng ngày càng trở nên cấp bách. Đâu là những giải pháp để kinh tế tư nhân có thể thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế? Và làm thế nào để hiện thực hoá những vấn đề mang tính cốt lõi thông qua những giải pháp chính sách cụ thể, như nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy quản lý các cấp; đảm bảo cơ chế kinh tế thị trường giữ vai trò quyết định trong huy động và phân bổ các nguồn lực?
THEO TUẤN DUY HTV./.