Trong bài viết này, LEEP.APP sẽ cùng bạn tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiều loại hóa chất đến sức khỏe của chúng ta. Đồng thời, bạn còn có cho mình danh sách những thực phẩm an toàn và không an toàn cùng cách rửa rau củ quả đơn giản, đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
Các loại rau củ quả đôi khi trông tươi mới và sạch sẽ nhưng thực tế lại có thể chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn hay côn trùng. Trong đó, nguy hiểm nhất chính là thuốc từ sâu. Vì thế, bí quyết rửa rau củ quả trước khi sử dụng luôn luôn là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm.
Thuốc trừ sâu – mối nguy hiểm tiềm tàng trong thực phẩm
Những người trồng rau không hữu cơ thường sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cỏ dại và côn trùng gây hại cho cây cối.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo cây phát triển tốt, thuốc trừ sâu đã ngấm vào khi cây trưởng thành và bã thuốc đọng lại ngay trên bề mặt cây, đặc biệt nguy hiểm nếu bạn không biết cách rửa rau củ quả.
Các loại thuốc trừ sâu hóa học sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm vấn đề về thần kinh, rối loạn nội tiết tốt và một số bệnh ung thư.
Đặc biệt, trẻ em có phản ứng nhạy cảm nhất đối với thuốc trừ sâu. Khi tiếp xúc nhiều với hóa chất này, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến não bộ, giảm khả năng học tập, trí nhớ hay độ tập trung. Trẻ ăn nhiều thức ăn hơn người lớn khi xét trên kích thước cơ thể, do đó chúng nạp nhiều chất có hại hơn mà không đủ khả năng xử lý.
Vậy thực phẩm nào sạch?
Thực phẩm có nhiều khả năng chứa thuốc trừ sâu
Bạn có thể giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu bằng cách chọn những sản phẩm được nuôi trồng hữu cơ đã được chứng nhận.
Ước tính, những người chọn sản phẩm hữu cơ đối với các loại thực phẩm trong danh sách “tăng khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu” dưới đây có thể giảm đến 80% mức độ tiếp xúc.
Danh sách được Nhóm Công tác Môi trường tổng hợp hàng năm sử dụng dữ liệu từ hơn 96000 nghiên cứu của Mỹ, liệt kê những sản phẩm có tiềm năng làm tăng mức độ tiếp xúc với thuốc trừ sâu của người tiêu dùng.
12 thực phẩm có khả năng cao chứa thuốc trừ sâu:
- Các loại trái cây: Dâu tây, đào trơn, đào lông, cherry, lê, táo, nho.
- Các loại rau củ: Cải bó xôi, cải xoăn, cà chua, cần tây, khoai tây.
Các loại thực phẩm được phun thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe
Thực phẩm có ít khả năng chứa thuốc trừ sâu
Bên cạnh các thực phẩm có nguy cơ, báo cáo cũng đưa ra danh sách 15 loại thực phẩm sạch ít khả năng chứa thuốc trừ sâu.
Những loại rau củ này có thể mua cả sản phẩm hữu cơ hoặc không hữu cơ với độ an toàn khá cao. Chúng có thể không cần thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng hoặc cách ăn không làm hóa chất tác động đến cơ thể.
15 thực phẩm có khả năng thấp chứa thuốc trừ sâu:
- Các loại trái cây: Bơ, dứa, đu đủ, kiwi, dưa lưới, dưa lê.
- Các loại rau củ: Bắp ngọt, hương đậu, hành, cà tím, măng tây, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, nấm.
Sản phẩm phổ biến có chứa cặn thuốc trừ sâu
Những thực phẩm này được xếp sau các loại có khả năng tiếp xúc thuốc trừ sâu cao. Chúng đều là các loại thực phẩm phổ biến dễ sót lại thuốc trừ sâu nhất dựa trên cách ăn và cách rửa rau củ quả.
- Các loại trái cây: Việt quất, mận, quýt, mâm xôi, bưởi, cam, xoài, chuối, dưa hấu
- Các loại rau củ: Ớt chuông ngọt, cà chua bi, rau diếp, dưa leo, ớt cay, đậu que, cà rốt, khoai lang, các loại bí, đậu Hà Lan
Hướng dẫn cách rửa rau củ quả
Thời điểm rửa rau củ quả
Nếu rau củ bạn đem về nhà bám đầy đất và bụi bẩn, bạn nên rửa chúng ngay. Còn những trường hợp khác tốt nhất là chỉ nên rửa khi cần sử dụng.
Nhiều loại rau và trái cây khi rửa có thể nhanh bị hỏng vì chúng có một lớp phủ tự nhiên giúp giữ độ ẩm bên trong. Đặc biệt là các loại quả mọng rất dễ bị nấm mốc nếu bạn rửa và cất vào tủ lạnh khi còn ướt.
Cách rửa rau củ
Rửa rau củ bằng cách chà nhẹ bằng tay dưới nước sạch
Tất cả các loại rau củ, kể cả rau mua ở ngoài hay dạng đóng gói với mác “rau sạch” đều cần được rửa trước khi sử dụng. Chưa kể đến thuốc trừ sâu, các loại rau này đều có thể đã tiếp xúc với vi khuẩn hay chứa bụi bẩn, các chất gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển và bày bán.
Rửa sạch tay, dao kéo, bề mặt bếp hay dụng cụ rửa và đựng thực phẩm trước khi bắt đầu để vi khuẩn không dính ngược vào thực phẩm.
Đối với các loại rau củ cứng như khoai tây, bạn hãy bắt đầu rửa bằng cách chà chúng dưới vòi nước. Lưu ý không sử dụng xà phòng hay hóa chất tẩy rửa độc hại.
Các loại nước rửa rau được bày bán thực chất không an toàn so với việc rửa bằng nước sạch. Chúng có thể chứa nhiều hóa chất khác, để lại cặn và ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của thực phẩm.
Đối với các loại rau nhiều lớp như xà lách và bắp cải, bạn nên nhặt bỏ bớt phần lá bên ngoài sau đó rửa thật sạch phần còn lại, đặc biệt là phần cuống vì đó là nơi tích tụ hóa chất được xịt lên nhiều nhất.
Còn riêng với nấm, bạn chỉ cần chải nhẹ để phủi sạch đất bụi dính trên nấm, không cần phải dùng nước vì khi bị ướt, nấm sẽ khó làm sạch hơn. Ngoài ra, nấm hút nhiều nước do việc rửa trước cũng ảnh hưởng đến quá trình chế biến chúng.
Cách rửa trái cây
Trái cây ăn trực tiếp có thể dùng bàn chải mềm để rửa sạch hơn
Bước đầu tiên để áp dụng cách rửa rau củ quả ăn sống được như trái cây là bạn phải rửa tay sạch sẽ. Hãy rửa tay với nước ấm, xà bông trong 20 giây trước và sau khi rửa thực phẩm.
Bạn có thể dùng một cây bàn chải mềm và sạch để chà một số loại thực phẩm chắc như táo trong khi rửa bằng nước sạch. Đừng quên rửa bàn chải sạch sẽ và để ráo sau mỗi lần sử dụng.
Sau khi rửa sạch các loại trái cây với nước, bạn nên để chúng vào rổ giúp chúng thoát nước và khô ráo nhanh hơn. Nếu cần dùng ngay, lúc đó bạn có thể chuyển chúng sang tô hoặc dĩa tùy ý.
Cuối cùng, hãy đảm bảo giữ các sản phẩm ăn sống riêng biệt, cách xa các loại thực phẩm cần chế biến như trứng sống, thịt sống hoặc hải sản vì những nguồn này chứa vi khuẩn và có thể tái nhiễm vào rau củ quả.
Từ những bí quyết này, hãy cố gắng áp dụng cách rửa rau củ quả, đồng thời rửa tay và vệ sinh dụng cụ nhà bếp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe nhé!
Nguồn tham khảo
How to Wash Vegetables and Fruits Before Eating. https://www.verywellfit.com/how-to-wash-fruits-and-vegetables-2505943. Ngày truy cập: 25/9/2020