“Bệnh viện không giấy tờ” đã trở thành hiện thực khi nhiều cơ sở y tế ở nước ta triển khai thành công bệnh án điện tử. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại các bệnh viện, Công ty Cổ phần INFOMED đã dày công nghiên cứu và cho ra đời phần mềm bệnh án điện tử (EMR) đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt, phần mềm bệnh án điện tử (EMR) của INFOMED đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp bản quyền sáng chế, ghi dấu ấn cho một giải pháp bệnh án điện tử toàn diện giúp bác sĩ và bệnh nhân kết nối dễ dàng, nhanh chóng, tối ưu vận hành, tiện ích khi sử dụng cho các y bác sĩ và tính bảo mật cao, hỗ trợ quá trình thăm khám, điều trị.
Nhiều ưu điểm vượt trội
Theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – Chủ tịch Công ty Cổ phần INFOMED, đây là giải pháp bệnh án điện tử có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương với bệnh án giấy, tuân thủ theo các tiêu chí tại Thông tư 46 và 54 quy định về Bệnh án điện tử mà Bộ Y tế đã ban hành.
Trong lĩnh vực Công nghệ y tế (Medtech) tại Việt Nam, đây là giải pháp bệnh án điện tử đầu tiên được cấp bằng sáng chế độc quyền cho việc ứng dụng các nền tảng công nghệ hàng đầu và tiện ích, với những đặc điểm nổi trội:
– Khả năng linh động khi thay đổi mẫu biểu dùng công nghệ Microsoft Word thân thiện với bác sĩ, dễ sử dụng với cấu hình được thiết kế như bệnh án giấy, không làm thay đổi quy trình làm việc của bệnh viện, phòng khám (e-document thay vì e-form).
– Khả năng ứng dụng máy học và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu.
– Ghi vết dữ liệu (change tracking); Bảo mật dữ liệu y tế cao với công nghệ Blockchain, có thể ký điện tử và hỗ trợ nhiều loại chữ ký số của nhiều nhà cung cấp trên thị trường. Đặc biệt, công nghệ blockchain được sử dụng nhằm tăng cường tối đa an toàn thông tin cho dữ liệu y khoa, đáp ứng tiêu chuẩn FHIR theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và tuân thủ luật HIPAA về bảo vệ dữ liệu sức khỏe chuẩn Hoa Kỳ.
– Kết nối trực tiếp và tích hợp với các thiết bị y tế, hệ thống quản lý bệnh viện/phòng khám (HIS/CIS) hiện hữu, hệ thống thông tin phòng thí nghiệm (LIS) hiện hữu hay thông qua HIS/CIS, hệ thống thông tin X-quang/hệ thống lưu trữ hình ảnh và thông tin liên lạc (RIS/PACS) hiện hữu hay thông qua HIS/CIS… của bệnh viện/phòng khám/tuyến y tế cơ sở.
“Tất cả những công nghệ này đều mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, dịch vụ khám chữa bệnh. Thay vì phải thao tác trên phần mềm, bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân có cơ hội cao được mở rộng cho tất cả người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh nhân có điều kiện. Đó chính là mục tiêu xứng đáng của ngành y tế” – Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh chia sẻ.
Hiện, sáng chế về phần mềm Hồ sơ bệnh án điện tử này đã được áp dụng thực tế tại một số bệnh viện, phòng khám trên địa bàn Hà Nội, Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai… Cơ sở y tế có thể dùng hồ sơ bệnh án điện tử này để nộp cho bảo hiểm xã hội và được thanh toán bảo hiểm y tế.
Ứng dụng công nghệ trên từng tờ bệnh án, thúc đẩy quá trình thu thập, liên kết thông tin chặt chẽ
Trên thế giới đã có khá nhiều cơ sở y tế/tổ chức y tế ứng dụng blockchain trong cung cấp dịch vụ cho người dùng. Tuy nhiên, với việc ứng dụng blockchain vào bệnh án điện tử và nâng cấp bảo mật tối đa cho dữ liệu y khoa theo tiêu chuẩn HIPAA nghiêm ngặt thì INFOMED là đơn vị đầu tiên thực hiện được tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
Việc liên thông và trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh cũng được mã hóa, bảo mật cao trong quá trình trao đổi dữ liệu. Đồng thời tính minh bạch của dữ liệu ở dạng chuỗi khối, mỗi sửa đổi sẽ được ghi nhận lại, giúp bác sĩ và người bệnh dễ dàng nhận ra khi có thông tin sửa đổi, thêm vào bởi người khác hoặc sai sót.
Giới chuyên môn nhận định, giải pháp này mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân, bệnh viện và nền y tế bằng cách tập hợp, xác thực bằng công nghệ blockchain, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu y tế khổng lồ phục vụ khám chữa bệnh, thậm chí chủ động dự báo các bệnh sẽ bùng phát trong tương lai. Đồng thời minh bạch hóa thông tin và đảm bảo bảo mật tuyệt đối những thông tin nhạy cảm bậc nhất – dữ liệu y tế.
Đặc biệt tiện lợi, dễ sử dụng cho y bác sĩ phát triển các mẫu bệnh án trên nền tảng Word, dễ dàng điều chỉnh linh hoạt để phát triển những mẫu bệnh án chuyên khoa khác nhau giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho các thủ tục giấy tờ, tìm kiếm dữ liệu. Điều này sẽ đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số y tế quốc gia, sâu và rộng hơn tại các địa phương.
Trước đó, phần mềm bệnh án điện tử này cũng đã đạt giải Triển vọng nhất trong Cuộc thi Y tế thông minh do Bộ Y tế tổ chức năm 2018; Giải thưởng Công nghệ thông tin của Đông Nam Á 2019 (APICTA 2019), Giải thưởng Top Ten Sao Khuê 2020, và không ngừng được nâng cấp, tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và quy mô của các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, hướng tới cung ứng cho thị trường nước ngoài, trên con đường khát vọng khẳng định vị thế của Y tế Việt Nam trên toàn cầu ./.
Theo Tuấn Duy HTV./.